Cong Đường Vãng Sanh, Đi Đến Niết Bàn Tịch Tịnh (RẤT HAY) | Thầy Thích Giác Khang

2024 ж. 22 Сәу.
10 891 Рет қаралды

Cong Đường Vãng Sanh, Đi Đến Niết Bàn Tịch Tịnh (RẤT HAY) | Thầy Thích Giác Khang
-------------------------
Thích Giác Khang - Tổng Hợp Bài Giảng Hay Nhất Về Tịnh Độ
• Thích Giác Khang - Tổn...
Hòa Thượng Thích Giác Khang - Vãng Sanh Tịnh Độ
• Hòa Thượng Thích Giác ...
-------------------------
Hòa thượng Giác Khang thế danh Tô Văn Vinh sinh năm 1941 tại tỉnh Bạc Liêu. Hòa thượng là con thứ 8 trong gia đình. Thân sinh là cụ ông Tô Khanh và thân mẫu là cụ bà Trần Thị Vén. Hòa thượng tốt nghiệp Tú Tài và học Cao đẳng Sư phạm, khi ra trường đi dạy học ở Cái Côn - Cần Thơ.
Năm 1966, Ngài xuất gia theo hệ Khất sĩ tại Tịnh xá Ngọc Vân tỉnh Trà Vinh. Ngài có 2 Bổn Sư là Nhị Tổ Giác Chánh và Đức Trị sự Giác Như. Từ năm 1968 đến năm 1983, Ngài theo Nhị Tổ Giác Chánh đi hành đạo khắp nơi ở miền Tây Nam bộ. Sư thầy Thích Giác Khang học “Chơn lý” và hành trì “Trú dạ lục thời” theo giáo lý Khất sĩ của Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang.
Hòa thượng Thích Giác Khang thu thần viên thị tịch lưu xá lợi vào lúc 15 giờ ngày 09/05/2013. (Nhằm ngày 30 tháng 03 năm Quý Tỵ)
#sugiackhang #thichgiackhang #htgiackhang
-------------------------
"Niệm Phật một câu phước sanh vô lượng
Lễ Phật một lễ tội diệt hà sa" 🙏🙏🙏
Quý Phật tử hoan hỷ ĐĂNG KÝ kênh để lưu giữ và thính pháp của Sư Giác Khang mỗi ngày nhé!

Пікірлер
  • NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. CON CHƯA LÀM ĐƯỢC NHƯ HÒA THƯỢNG GIẢNG NHƯNG CON RẤY HOAN HỈ VÀ MUỐN MÌNH LÀM ĐƯỢC NHƯ CỤ GIẢNG. CON ĐANG CỐ GẮNG. CẢM ƠN CÁC BỒ TÁT THIỆN TRI THỨC ĐÃ GÌN GIỮ VÀ CHIA SẺ CHO CHÚNG CON ĐƯỢC HỌC TẬP❤

    @user-er6lf2dc2w@user-er6lf2dc2w6 күн бұрын
  • ❤ Nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật ❤

    @thanhhien9086@thanhhien90869 күн бұрын
  • Nam mô A Di Đà Phật Thích Giác Khang hòa thượng ân sư! ! Xin muôn đời tri ân Tam bảo đã sai phái Bố tát như Ngài hóa thân thị hiện làm Chon Tăng để hoằng dương Chánh pháp Phật dạy! ( đặc biệt là Pháp môn tịnh độ - Niệm Phật Vãng sanh)! Xin tri ân các các bậc Thiện Trí thức đã đưa các bài Thuyết giảng của Ngài lên mạng KZhead toàn cầu để chúng sanh hữu duyên với Ngài tri hành hợp nhất tùy căn cơ riêng mỗi người! Nguyện nhất Tâm niệm Phật đắc Quả Vãng sanh Phật quốc,noi gương Ngài hành hạnh Bồ tát bất thôi chuyển! 24/4/2024- TP HCM.

    @quocnguyenchanh4151@quocnguyenchanh41519 күн бұрын
    • Addp con xin tri ân ngài va thiên tri thức ạ

      @dungo1105@dungo11059 күн бұрын
    • con xin đảnh lễvà cảmơn HT đã đem hết cuộc đời của mình để hoăng dương phật pháp hóa độ chúngsinh,nay HT đã nhập niết bàn nhưng hình ảnh và giáo pháp cùng những lời dạy quỷ báo của ngài sẽ được lưu truyền mãi mãi trong lòng của hàng phật tử chúng con ,chúng con nguyên y giáo hành trì để không phụ ân đức của ngài dạy bảo .adidaphat....adidaphat....adidaphat...adidaphat

      @bichlienchau454@bichlienchau4542 күн бұрын
  • ❤ Nam mô a Di Đà Phật ❤️

    @thanhhien9086@thanhhien90869 күн бұрын
  • Con cám ơn thầy trong giấc mơ thầy đả khai thị cho con.

    @menguoiephatrathayle7764@menguoiephatrathayle77642 сағат бұрын
  • Nam mô A Di Đà Phật Giác Khang hòa thượng! Bậc Thánh tăng, Bộ tát thị hiện hóa thân hoằng dương Chánh pháp Phật dạy! Muôn đời tri ân Tam bảo cùng Ngài; các bậc Thiện Trí thức đã liễu Đạo; đưa lên mạng KZhead toàn cầu các bài Pháp của Ngài thật siêu xuất,chon thật nhằm chia sẻ với mọi người hữu duyên Phật pháp! Xin lễ lạy 108 biến Hồng danh van Đức Nam mô A Di Đà Phật đến Tam bảo; các bậc Thiện Trí thức; Ngài & tất cả những chúng sanh đã - đang - sẽ phát Tâm niệm Phật cầu vãng sanh về Phật quốc nhằm hành hạnh Bồ tát bất thôi chuyển như Ngài - các bậc Thiện Trí thức đã lieu đạo vãng sanh! 24/4/2024- TP HCM.

    @quocnguyenchanh4151@quocnguyenchanh41519 күн бұрын
  • Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật ♥️

    @mennguyenthi9066@mennguyenthi90668 күн бұрын
  • Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật

    @user-jk9nl3zq9j@user-jk9nl3zq9j9 күн бұрын
  • Nam Mô A Di Đà Phật

    @lienbuu745@lienbuu7455 күн бұрын
  • Con NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

    @phungquang8131@phungquang813110 күн бұрын
  • NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ LÃO HÒA BỒ TÁT THÍCH GIÁC KHANG ❤❤❤

    @user-er6lf2dc2w@user-er6lf2dc2w6 күн бұрын
  • Nam Mô Phật : Nhất tâm đảnh lễ : + Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo + Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. + Đông Phương Giáo Chủ Tiêu Tai Diên Thọ Tịnh Lưu Ly Thế Giới Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. + Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; ……). ( Thiên Thượng Thiên Hạ. Duy Ngã Độc Tôn. Nhất Thiết Thế Gian. Thành, Trụ, Hoại, Diệt ). Bảy đóa sen vàng nâng góc ngọc, ba ngàn thế giới đón Như Lai. Không làm các điều ác. Siêng làm các điều lành. Giữ tâm ý trong sạch. Là lời Chư Phật dạy. Chư pháp tùng duyên sanh, Diệc tùng nhân duyên diệt. Ngã Phật Ðại Sa Môn, Thường tác như thị thuyết. ( Các pháp do nhân duyên sanh, Cũng do nhân duyên diệt. Ðức Phật của chúng ta, Thường dạy nói như vậy. ) Chư hành vô thường, Thị sinh diệt pháp, Sinh diệt diệt dĩ, Tịch diệt vi lạc. ( Các hành vô thường, Là pháp sinh diệt, Sinh diệt hết rồi, Tịch diệt là vui ). Thân bất tịnh, Thọ là khổ, Tâm vô thường, Pháp vô ngã. Phật xưa hiếu thảo kể hằng sa Đến kiếp hiện nay cũng đậm đà Đao Lợi Thiên Cung về viếng Mẹ Ca Tỳ La Vệ đến tìm Cha Khom lưng đảnh lễ đồi xương trắng Đưa mặt cho hôn một mẫu già Đến thác kim quan còn bật nắp Soi cùng hiếu tử ai dám qua. Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. ( wheresoever are material characteristics there is delusion ) Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. + Nhiên Đăng Phật + Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật + Đề Xá Phù Phật + Ca Sa Tràng Phật + Phất Sa Phật + Chánh Pháp Minh Phật + Long Hoa Giáo Chủ Đương Lai Hạ Sanh Từ Thị Di Lặc Tôn Phật + Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai. + Thiện Trụ Trân Bảo Như Lai + Văn Thù Phật + Phổ Hiền Phật + Ngũ Trí Nghiêm Thân Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát + Thập Quảng Đại Nguyện Vương Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát + Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát + Hộ Pháp Tạng Bồ Tát + Nhĩ Căn Viên Thông Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát. ( Lực, hùng, bi trí, viên dung. Mười hai đại nguyện quả công viên thành / Từ bi cứu khổ độ đời. Tầm thinh giải nạn đến nơi an lành ) + Vô Biên Quang Chí Thâm Đại Hùng, Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát. + U Minh Giáo Chủ Đại Bi, Đại Nguyện, Đại Thánh, Đại Từ Bổn Tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát. ( Địa ngục vị không thệ bất thành Phật. Chúng sinh độ tận phương chứng bồ đề ) + Phước Trí Nhị Nghiêm Thân Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát + Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát Ma Ha Tát + Đại Thừa Vô Lượng Thọ Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát + Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát + Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát + Thập Nhị Dược Soa Đại Thần Tướng + Dược Sư Hải Hội Phật Bồ Tát Ma Ha Tát + Hoa Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát + Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát + Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát + Đại Bát Niết Bàn Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát + Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát + Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. …… Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải. Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại. Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, chúng con và chúng sinh, đều trọn thành Phật đạo.

    @user-qv1yo3qe1q@user-qv1yo3qe1q9 күн бұрын
  • ❤ Nam mô Đại từ Đại Bi quán thế âm bồ tát ma ha tát ❤

    @thanhhien9086@thanhhien90869 күн бұрын
  • ADIDAPHAT 🙏🙏🙏

    @thungothi546@thungothi5468 күн бұрын
  • Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật

    @thuyngo4294@thuyngo42945 күн бұрын
  • Độ nhất thiết khổ ách : Chúng con thành tâm tri ân công đức của các nhà nghiên cứu, dịch giả, tu sĩ Lê Huy Tứ, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ, Thầy Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Tuệ Hạ Sỹ, Thầy Thượng Tọa Thượng Trung Hạ Hữu, Thầy Thượng Tọa Thượng Thông Hạ Phương, Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Sài Gòn - Thành Phố Hồ Chí Minh và Các Qúy Tôn Đức Khác : ( đoạn 1 ) : Sau này suy nghĩ lại thấy câu trả lời ấy cũng không sai. Con người khổ do rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguồn gốc đều là do chấp ngã. Còn ngã là còn đau khổ. Khi nào hết ngã thì hết đau khổ. Cho nên trong Bát Nhã Tâm Kinh mới nói “ thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách ”, nghĩa là khi thấy 05 uẩn là không thì liền vượt qua được tất cả khổ ách, không còn khổ ách nào nữa. Trong những cái chấp ngã của con người thì chấp ngã đối với sắc thân này là cụ thể, rõ ràng và dễ nhận thấy nhất. Chấp rằng thân này là ta, là bản ngã của ta. Do chấp như vậy cho nên con người đã đồng hóa ta và thân, coi thân chính là ta và những gì xảy ra với thân cũng chính là xảy ra với ta. Tuy nhiên, đó chỉ là cái thấy cái biết sai lầm của người chưa giác ngộ chứ thật ra thân này không phải là ta hay của ta gì cả. Trong kinh Đức Phật đã rất nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau giải thích rằng thân này không phải là ta hay của ta. Ví dụ như trong kinh Vô ngã tướng thuộc Tương ưng bộ kinh 03, Đức Phật dạy rằng nếu thân này là ta hay của ta thì ta đã có thể làm chủ hay sai khiến thân theo ý muốn của ta, rằng “ Xin cho sắc thân ta như thế này, xin đừng cho sắc thân ta như thế kia ”. Nhưng thực tế ta không làm được như vậy. Ta không thể ra lệnh cho thân hay các bộ phận trong thân như lục phủ ngũ tạng đừng đau ốm theo ý muốn của ta. Khi thân già và chết, ta cũng không thể ra lệnh hay thậm chí van xin thân đừng già, đừng chết. Ta và thân là khác, có thể nương tựa vào nhau, nhân nhượng nhau để mà có thể tồn tại một cách hài hòa chứ ta không thể làm chủ hay điều khiển được thân : “ Này các thầy Tỳ kheo, vì vậy nên, sắc nào dù trong quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong bên ngoài, thô hay vi tế, hèn hạ hay cao quý, sắc nào dù xa hay gần, các sắc ấy đều chỉ là sắc mà thôi. Các thầy nên nhận thức sắc ấy bằng trí tuệ trong sạch theo chân lý như vầy : Ðó chẳng phải của ta, đó chẳng phải là ta, đó chẳng phải thân ta ”. Trong vô lượng kiếp luân hồi, ta mang thân này rồi tới thân khác, có khi làm người, có khi làm vật, những thân đó bây giờ ở đâu mà nói là thân ta ? Nếu những thân đó là ta thì thân hiện tại này là ai ? Rõ ràng do ta lầm tưởng chấp thân là ta mà thôi chứ thật ra thân không phải là ta. Tại sao thân không phải là ta mà con người lại cho là ta ? Tại sao con người có sự lầm tưởng như vậy ? Thật ra điều này cũng có thể hiểu được. Ví như một người sau quá trình học lấy được bằng tiến sĩ, họ liền đồng nhất họ với tiến sĩ. Tiến sĩ với họ là một. Thật ra tiến sĩ chỉ là học vị mà thôi chứ đâu phải bản thân họ. Trước đây họ không phải là tiến sĩ, chỉ sau khi học đến một mức nào đó mới được gọi là tiến sĩ. Ta thấy đó, người ta chỉ làm tiến sĩ sau này thôi mà đã chấp bản thân mình là tiến sĩ rồi thì thử hỏi khi người ta mang thân này từ khi sinh ra và đồng hành cùng với nó cho đến chết làm sao không cho thân này là ta được ? Cho nên việc người ta nhận thân này là ta hay của ta thì cũng có thể thông cảm được. Hơn nữa, nương tựa, bám víu vốn là đặc tính tâm lý của con người. Người ta cần nương tựa vào cái gì đó để không cảm thấy lạc lõng, chơi vơi và trống vắng. Mắt bám víu vào sắc, tai bám víu vào tiếng, mũi bám víu vào hương, lưỡi bám víu vào vị, thân bám víu vào xúc, và ý bám víu vào các pháp. Nếu sáu căn không thể bám víu vào sáu trần thì chúng không thể chịu nổi, cảm thấy mình như vô dụng. Có lẽ vì lý do này mà René Descartes, triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp phát biểu rằng : “ Tôi tư duy, nên tôi tồn tại ”, trở thành yếu tố nền tảng cho triết học Tây phương. Thật ra lý thuyết đó không hoàn toàn đúng. Con người vẫn có thể tồn tại khi không tư duy cũng như mắt vẫn không hề gì khi không nhìn các sắc. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng như vậy. Ngược lại, chính thói quen bám víu vào đối tượng, một mặt làm cho con người yếu đuối hơn, mặt khác, đối với việc tu đạo, lại là một trở ngại. Người đạt đạo là người không cần nương tựa vào bất cứ đối tượng nào. Còn nương tựa là còn lệ thuộc. Còn lệ thuộc là không thể tự do. Cho nên sự nương tựa, bám víu vào đối tượng thật ra là một thói quen hơn là một sự cần thiết. Và con người không cần phải nương tựa, bám víu vào sắc thân để lấy đó làm bản ngã của mình. Chuyện kể rằng ở gần núi Tung Sơn bên Trung Quốc có ngôi miếu thờ ông Táo rất linh, người đến giết vật cúng tế thường xuyên. Một hôm, có vị Thiền sư, sau này được gọi là Phá Táo Đọa, dẫn nhóm đệ tử đi vào trong miếu. Sư đến chỗ thờ ông Táo, lấy gậy gõ vào đó ba cái bảo : Bếp ơi ! Đây là ngói gạch hợp thành, Thánh từ đâu lại, Linh từ đâu đến mà ngươi đòi chuộc mạng nhiều sinh vật như thế ? Nói xong, Sư gõ mấy cái nữa thì cái bếp ấy liền ngã đổ và dẫn nhóm đệ tử đi ra. Đi được một quãng đường, chợt có vị mặc đồ xanh như là quan đến lễ trước Sư. Sư hỏi : Ông là ai ? Vị đó thưa : Con là thần Táo ở ngôi miếu kia, vừa rồi con được Hòa thượng khai thị pháp vô sanh nên được giải thoát kiếp Táo, sanh về cõi trời, do đó con đến tạ ơn Hòa thượng. Cái bếp vốn chẳng phải là ông Táo nhưng ông Táo chấp cái bếp là bản ngã của mình nên bám víu vào đó. Nay nhờ thiền sư khai ngộ nên mới biết sự thật đó. Có cái bếp hay không thì ông Táo vẫn là ông Táo. Ông Táo không cần nương tựa vào cái bếp mà thành ông Táo vậy. Như trên đã nói, mọi đau khổ đều bắt nguồn từ bản ngã. Khi nào con người còn chấp ngã, cho rằng thân này là ta, là của ta thì khi đó con người còn đau khổ. Khi cho thân này là ta thì những gì xảy ra với thân này ta coi như xảy ra với ta nên ta vui buồn theo đó. Ta bịnh, ta già, ta xấu, ta bị xúc phạm, ta bị đánh, bị mắng, bị giết… Và đương nhiên ta phải tìm mọi cách để bảo vệ ta. Chuyện kể rằng ngày xưa có anh lính nọ khi xông trận rất gan dạ, tả xung hữu đột không hề sợ chết. Nhà vua trông thấy rất hài lòng liền ban thưởng cho anh ta chức tước và nhiều bổng lộc. Thế nhưng cũng từ đó khi xông trận anh ta vô cùng nhút nhát, rất sợ chết. Vua gọi anh ta tới hỏi lý do. Anh ta trả lời rằng, trước đây anh ta nhà nghèo lại một thân một mình không có gì để mất nên có chết cũng không sợ, nhưng giờ anh ta có mọi thứ nên không muốn chết. Câu chuyện này phần nào cho ta hiểu được sự ảnh hưởng của sự chấp ngã trong cuộc sống con người. Khi không chấp ngã thì ta làm gì cũng rất tự do tự tại, nhưng khi chấp ngã rồi thì chúng ta phải quan tâm đến nhiều thứ liên quan tới ngã. Người mà vượt lên trên sự chấp ngã rồi sẽ thấy thân mình là không cho nên rất an nhiên tự tại với những gì xảy ra với mình, cả thân vật chất lẫn tinh thần. Chuyện kể rằng Tô Đông Pha lần đầu gặp Thiền sư Phật Ấn, ngạo mạn hỏi rằng : “ Tôi muốn mượn thân tứ đại của Hòa thượng làm tòa ngồi, có được chăng ? ” Thiền sư Phật Ấn nở nụ cười trên môi đáp : “ Bần đạo tứ đại vốn không, ngũ uẩn chẳng có, vậy ngài lấy chi làm tòa ngồi ? ” Trước lời nói ngạo mạn của Tô Đông Pha, nếu Thiền sư còn chấp ngã thì sẽ thấy mình bị xúc phạm. Nhưng Thiền sư đã không thấy như vậy và câu trả lời của ngài là một lời nói thật, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, chứ không phải là một trò chơi ngôn ngữ. ......

    @user-qv1yo3qe1q@user-qv1yo3qe1q8 күн бұрын
  • A di đà Phật

    @kevinnguyen8923@kevinnguyen89239 күн бұрын
  • Tư tưởng bình đẳng của Đức Phật : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Thượng Hoằng Hạ Trí, Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Sài Gòn - Thành Phố Hồ Chí Minh và Các Qúy Tôn Đức Khác : ( đoạn 1 ) : Đức Phật xuất hiện trên thế gian như mặt trời phá tan màn đêm u tối. Giáo pháp của Ngài đã mang lại những giá trị phổ quát cho nhân loại suốt hơn hai mươi lăm thế kỷ nay. Sau khi giác ngộ, Ngài đã thực hiện một cuộc cách mạng vĩ đại làm thay đổi nhiều quan niệm sai lầm cố hữu tồn tại hàng ngàn năm tại Ấn Độ, giải phóng những khổ đau cho tầng lớp hạ tiện bị khinh rẻ và áp bức lúc bấy giờ. Trong vô số giáo lý mà Ngài đã thuyết giảng, tư tưởng bình đẳng là một trong những giáo lý nhiệm mầu giúp phá tan định kiến xã hội nhìn giá trị con người phát xuất từ chủng tính. Sau khi người Aryan xâm chiếm Ấn Độ, tạo thành sự phân biệt tôn ti giữa kẻ chinh phục và dân bản xứ, từ đó dần dần diễn biến thành hiện tượng phân hóa và thế tập về chức nghiệp. Có lẽ sự xác lập chế độ này kéo dài đến mãi thời đại Phạm Thư ( 1000 tr.TL - 800 tr.TL ), vì vào thời đại này chủ nghĩa “ Bà La Môn chí thượng ” được hình thành. Giai cấp Bà La Môn tự cho rằng họ từ miệng Phạm Thiên sinh ra; Sát Đế Lợi từ hai vai Phạm Thiên sinh ra; Phệ Xá từ rốn Phạm Thiên sinh ra và Thủ Đà La từ chân Phạm Thiên sinh ra. 1. Bà La Môn ( brāhmaṇa ) : Là tầng lớp cao nhất trong xã hội, có nhiệm vụ cố vấn cho quốc vương và lo việc cầu nguyện, tế tự. Họ lợi dụng thế lực tôn giáo để kiểm soát và điều hành thế giới tinh thần con người. 2. Sát Đế Lợi ( kṣatriya ) : Bao gồm vương tộc, hoàng thân, thủ lĩnh và dũng sĩ các nước nhỏ. Quyền thống trị của một quốc gia do đẳng cấp Sát Đế Lợi nắm giữ. Nhưng trong kinh Phật thì phần nhiều cho Sát Đế Lợi nằm ở địa vị thứ nhất, tức trên đẳng cấp Bà La Môn. 3. Phệ Xá ( vaiśya ) : Bao gồm thợ thủ công, thương nhân, nông dân, người chăn nuôi... Chủng tính này phải nộp thuế cho tầng lớp vua chúa, quý tộc. Tuyệt đại bộ phận trong số họ là những người bị bóc lột và bị áp bức. 4. Thủ Đà La ( śūdra ) : Bao gồm những người tiện dân và nô lệ, là thành phần thấp bé chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Mỗi chủng tính hoạt động độc lập, theo chế độ nội hôn, là một tập thể người cùng chung họ hàng, nghề nghiệp truyền đời nhau. Ai sinh trong chủng tính nào thì được hưởng thân phận của chủng tính ấy như là yếu tố mặc khải của Kinh Vệ Đà. Giai cấp đứng đầu bốn chủng tính Ấn Độ lúc bấy giờ là Bà La Môn. Bà La Môn có nghĩa là thanh tịnh, thuần khiết hoặc thần thánh. Đây là giai cấp không những nắm quyền lực về tôn giáo, mà còn là giai cấp có đặc quyền cố vấn cho quốc vương trong xã hội. Trên thực tế, người nắm quyền binh chính trị và quân sự là giai cấp Sát Đế Lợi. Đối với nền chính trị lúc này, một mặt, Sát Đế Lợi bắt buộc dân chúng cấp dưới thi hành chính sách của mình đặt ra; nhưng mặt khác, Sát Đế Lợi phải tuân hành giáo quyền của giai cấp Bà La Môn áp đặt. Cho nên Sát Đế Lợi là giai cấp trung gian nằm giữa Bà La Môn và tầng lớp thợ thuyền, buôn bán, công nghệ, nông dân. Thái Tử Tất Đạt Đa sinh ra trong chủng tính này. Trong khi tầng lớp vương tộc phát động chiến tranh thì thành viên trong giai cấp tế tự Bà La Môn không thể không thực thi công tác thực dân. Lúc bấy giờ, nông nghiệp và chăn nuôi quả là cần thiết, tầng lớp thương nhân buôn bán cũng không thể thiếu trong xã hội chủng tính Ấn Độ. Họ thuộc tầng lớp lao động bình dân, gọi là Phệ Xá. Chủng tính này vừa tuân theo mệnh lệnh tôn giáo của Bà La Môn vừa bị chi phối bởi nền chính trị của Sát Đế Lợi. Theo Áo nghĩa thư thì chủng tính Thủ Đà La bị ba chủng tính trên cô lập. Ba chủng tính đầu có quyền tụng Kinh Vệ Đà và quyền tự do tế tự. Đến một lứa tuổi nào đó thích hợp, họ có thể xuất gia làm Sa Môn để thực hiện đời sống tôn giáo; còn chủng tính Thủ Đà La không có quyền như vậy, họ chỉ được đọc thơ tự sự trong văn học dân gian và tục ngữ để được chút niềm vui thay cho tôn giáo của họ mà thôi. Thậm chí họ không được quyền ngước nhìn vào mặt những người Bà La Môn, vì như vậy Bà La Môn sẽ bị ô uế. Chứng kiến bao cảnh bất công tồn tại cố hữu trong xã hội Ấn Độ do chế độ chủng tính mang lại và những mâu thuẫn từ các quốc gia láng giềng xâm chiếm, đánh phá nhau, Thái Tử Tất Đạt Đa kiên quyết tìm cho mình một hướng đi giải thoát thực sự. Sau khi thành đạo, Đức Phật phá bỏ ranh giới phân biệt đẳng cấp xã hội và làm cuộc đại cách mạng tư tưởng để xóa tan sự bất công cố hữu ấy. Ngài dùng tình thương để đối xử tử tế với tầng lớp nô lệ vốn bị ba đẳng cấp trên miệt thị. Đức Phật luôn kiên trì lập trường của mình khi xem tất cả chúng sinh đều bình đẳng. Ngài thu nạp những người có tâm nguyện tu tập giải thoát từ tất cả các tầng lớp xã hội, mà không từ chối bất cứ đẳng cấp nào, dù là thương nhân, ngoại đạo, nô lệ hay quý tộc, Bà La Môn, quốc vương. Trong Tăng đoàn do Đức Phật thiết lập, Ngài hoàn toàn không dựa theo chức nghiệp, thành phần xuất thân hoặc địa vị xã hội của họ để đặt ra bất kỳ đặc quyền hay sự hạn chế nào. Ngài xóa bỏ tất cả những gì có liên quan đến lễ nghi hoặc pháp lệnh chuyên chế phân biệt đẳng cấp xã hội. Chính nhờ tinh thần bình đẳng không phân biệt này mà Đức Phật được đa số quần chúng cung kính, đặc biệt là giai cấp hạ đẳng, như phụ nữ, người nghèo khổ, người nô lệ bị áp bức, chà đạp. Họ xem Đức Phật như là vị “ Cứu thế ” vĩ đại của nhân loại, giải phóng mọi bất công và đem lại tự do cho con người. Trong kinh Tăng Nhất A Hàm, Đức Thế Tôn đã dạy các Tỷ kheo : “ Nay có bốn con sông lớn, nước từ nguồn A Nậu Đạt lưu xuất. Thế nào là bốn ? Đó là sông Hằng, sông Tân Đầu, sông Bà Xoa, sông Tư Đà. Nước sông Hằng kia từ Ngưu đầu khẩu chảy về hướng Đông, sông Tân Đầu từ Sư tử khẩu chảy về hướng Nam, sông Tư Đà từ Tượng khẩu chảy về hướng Tây, sông Bà Xoa từ Mã khẩu chảy về hướng Bắc. Bấy giờ, nước bốn con sông lớn sau khi uốn quanh dòng A Nậu Đạt rồi, sông Hằng đổ vào biển Đông, sông Tân Đầu đổ vào biển Nam, sông Bà Xoa đổ vào biển Tây, sông Tư Đà đổ vào biển Bắc. Lúc ấy, bốn con sông lớn đổ vào biển rồi, không còn tên gọi trước nữa, mà chỉ gọi là biển. Ở đây cũng vậy, có bốn chủng tính. Những gì là bốn ? Đó là Sát Lợi, Bà La Môn, trưởng giả và cư sĩ. Họ ở chỗ Như Lai, cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia học đạo thì không còn dòng họ cũ nữa, mà chỉ gọi là Sa Môn đệ tử Thích Ca. Sở dĩ như vậy là vì đại chúng của Như Lai giống như biển lớn, bốn đế cũng như bốn con sông lớn, trừ bỏ kiết sử, vào thành Niết Bàn Vô Úy. Cho nên, này các Tỷ kheo ! Các ngươi nếu có ai ở trong bốn chủng tính, cạo bỏ râu tóc, với niềm tin kiên cố, xuất gia học đạo, thì những người ấy sẽ bỏ hết tên gọi trước đây, tự xưng là đệ tử Thích Ca. Sở dĩ như vậy là vì Ta nay chính là con của họ Thích Ca, từ dòng họ Thích xuất gia học đạo. Tỷ kheo nên biết, muốn bàn về ý nghĩa của đứa con ruột, thì phải gọi là Sa Môn con dòng họ Thích ”. ......

    @user-qv1yo3qe1q@user-qv1yo3qe1q8 күн бұрын
  • NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

    @kimchinguyenthi7553@kimchinguyenthi75536 күн бұрын
  • 🎉🎉nam mô a mi đà phật nam mô a mi đà phật nam mô a mi đà phật🎉🎉🎉

    @vothihoa333@vothihoa3336 күн бұрын
    • 🎉🎉nam mô a mi đà phật nam mô a mi đà phật nam mô a mi đà phật🎉🎉🎉

      @vothihoa333@vothihoa3336 күн бұрын
    • 🎉🎉nam mô a mi đà phật nam mô a mi đà phật nam mô a mi đà phật🎉🎉🎉

      @vothihoa333@vothihoa3336 күн бұрын
  • 0

    @sosad9835@sosad98359 күн бұрын
  • Chia sẻ phật pháp mà gắn qc tum lum tùm là vậy

    @giac-dat-thao@giac-dat-thao9 күн бұрын
    • KZhead tự để quảng cáo vào chứ đâu phải chủ kênh gắn đâu. Video nào có view xem nhiều là KZhead gắn quảng cáo tự động ạ

      @chaungoc8510@chaungoc85107 күн бұрын
    • @@chaungoc8510 Nếu chủ kênh ko gắn thì youtu chỉ gắn đầu và cuối video thôi chứ ko gắn nhiều vậy

      @giac-dat-thao@giac-dat-thao7 күн бұрын
    • để hình phật mà sao khó khăn quá. muốn k có qc thì cứ xài youtube premium là đc nha hoặc cứ tạo ra 1 nền của riêng mình thì muốn sao cũng được

      @TruongNguyen-0128@TruongNguyen-01285 күн бұрын
    • @@TruongNguyen-0128 bạn dùng phật pháp để kd á

      @giac-dat-thao@giac-dat-thao5 күн бұрын
    • @@giac-dat-thao đây là bạn làm quá vấn đề thôi. Mình giả sử thật là do chủ kênh gắn, thì cũng k có vấn đề mà. Họ cũng cần có ít đồng ngân để lo phật sự hoặc những việc liên quan, xã hội bây giờ cái gì cũng tiền với tiền Cũng có hình ảnh vị sư phải ra ngoài bán bánh chay để trang trải mà Mình không biết nhiều đâu, nhưng mình thấy bạn nói "dùng phật pháp để kd" nó cũng tương tự như vãng sanh niệm 4 chữ hay 6 chữ, lần chuỗi hay không lần chuỗi.... (như sư đã giảng), cái quan trọng không phải là 4 hay 6, lần chuỗi hay không đâu BỎ BỚT CÁI HÌNH THỨC, BỎ QUA MẤY ĐIỀU NHỎ NHẶT ĐI Ạ. BẠN ĐANG CHẤP NHƯNG ĐIỀU RẤT HÌNH THỨC, RẤT NHỎ NHẶT

      @TruongNguyen-0128@TruongNguyen-01284 күн бұрын
  • Nam Mô A Di Đà Phật

    @nhi2224@nhi22248 күн бұрын
  • Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; ……). Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả. Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả. + Chúng con xin nguyện : “ Lấy Giới Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới Luật “ Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả. + Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở. Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả. Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Đại Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Tôn Giả. Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Bồ Tát. ( ……Dù Cha ra sao vẫn luôn là đấng sinh thành - Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau ……). Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : + Nam Mô Đại Thừa Pháp Bảo Tôn Kinh Kinh Phật Thuyết Kinh Vạn Phật Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi, Thầy Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thiền Hạ Tâm và Các Qúy Tôn Đức Khác : + Chín mươi mốt kiếp về quá khứ, có Đức Phật tên Tỳ Bà Thi Như Lai, Phật thọ số tám mươi ngàn kiếp. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Câu Lân, Phật dưới cây Ba Tra La đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có ba nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên Kiết Sa, hai tên Khán Trà. Phật có thị giả tên Vô Ưu, Phật có con tên Thành Âm. Phật có Cha tên Bàn Đầu, Mẹ tên Bàn Đầu Ý, thành tên Bàn Đầu. 忍辱爲第一; 佛說無爲最; 不以剃鬚髮; 害他爲沙門 Nhẫn nhục vi đệ nhất; Phật thuyết vô vi tối; Bất dĩ thế tu phát; Hại tha vi sa môn. Tạm dịch : Nhẫn nhục là bậc nhất; Niết bàn là tối thượng; Xuất gia não hại người; Không xứng danh Sa môn. + Ba mươi kiếp về quá khứ, có Đức Phật tên Thi Khí Như Lai, Phật thọ số sáu mươi ngàn kiếp. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Câu Lân, Phật dưới cây Phân Đà Lợi đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có ba nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên Tinh Tú, hai tên Thượng. Phật có thị giả tên Ly Úy, Phật có con tên Bất Khả Lượng. Phật có Cha tên Câu Na, Mẹ tên Thắng, thành tên A Lầu Na Bạt Đề. 若眼見非邪; 者不座牀亦復然; 執志爲專一; 是則諸佛敎 Nhược nhãn kiến phi tà; Tọa sàng diệc phục nhiên; Chấp chí vi chuyên nhất; Thị tắc chư Phật giáo Dịch nghĩa : Như mắt thấy sai quấy; Chỗ nằm ngồi cũng vậy; Giữ chí cho chuyên nhất; Là lời chư Phật dạy. + Ba mươi kiếp về quá khứ, có Đức Phật tên Thi Khí Như Lai, trong kiếp đó lại có Tỳ Xá Phù Như Lai, Phật thọ số hai ngàn kiếp. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Câu Lân, Phật ở dưới cây Ta La đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có hai nhóm Thinh Văn. Phật có thị giả tên Tịch, Phật có con tên Thiện Trí. Phật có Cha tên A Lầu Na Thiên Tử, Mẹ tên Xứng Ý, thành tên Tùy Ý. 不 害 亦 不 非; 奉 行 於 大 戒; 於 食 知 止 足; 座 牀 亦 復 然; 執 志 爲 專 一; 是 則 諸 佛 敎 Bất hại diệc bất phi; Phụng hành ư đại giới; Ư thực tri chỉ túc; Tọa sang diệc phục nhiên; Chấp chí vi chuyên nhất; Thị tắc chư Phật giáo Tạm dịch : Không hại, không sai trái; Luôn hành trì đại giới; Ăn uống biết dừng đủ; Chỗ nằm ngồi cũng vậy; Giữ chí cho chuyên nhất; Là lời chư Phật dạy. + Trong kiếp Hiền có Phật Câu Lưu Tôn, Phật thọ số mười bốn tiểu kiếp. Phật sanh vào nhà Bà La Môn, Phật họ Ca Diếp, Phật ở dưới cây Ưu Đầu Bạt Đề đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn,……Phật có thị giả tên Trí, Phật có con tên Thượng. Phật có Cha tên Công Đức, Mẹ tên Quang Bỉ Thiên Tử Vô Úy, thành tên Vô Úy. 譬如蜂採花; 其色甚香潔; 以味惠施他; 道士遊聚落; 不誹謗於人; 亦不觀是非; 但自觀身行; 諦觀正不正 Thí như phong thái hoa; Kỳ sắc thậm hương khiết; Dĩ vị huệ thí tha; Đạo sĩ du tụ lạc Bất phỉ báng ư nhân; Diệc bất quán thị phi; Đản tự quán thân hành; Đế quán chánh bất chánh Tạm dịch : Như ong hút mật hoa; Hương sắc hoa càng thắm; Đem vị ban cho người; Tỳ kheo vào làng xóm Không phỉ báng một ai; Thị phi chẳng nhìn đến; Chỉ xét hành vi mình; Có đoan chính hay không. + Trong kiếp HIền có Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phât thọ số ba mươi tiểu kiếp. Phật sanh vào nhà Bà La Môn, Phật họ Ca Diếp, Phật ớ dưới cây Thi Lợi Sa đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử thinh Văn thứ nhất một tên là Hượt ( sống ), hai tên là Tỳ Đầu La. Phật có thị giả tên Thân ( gần ), Phật có con tên Thắng. Phật có Cha tên Hỏa Đức, Mẹ tên Nan Thắng Thiên Tử Trang Nghiêm, thành tên Trang Nghiêm. 執志莫輕戲; 當學尊寂道; 賢者無愁憂; 當滅志所念 Chấp chí mạc khinh hý; Đương học tôn tịch đạo; Hiền giả vô sầu ưu; Đương diệt chí sở niệm Tạm dịch : Giữ tâm chớ khinh đùa; Cần học đạo tịch diệt; Hiền giả không sầu lo; Quyết tâm diệt sở niệm. + Trong kiếp Hiền có Phật Ca Diếp, Phật thọ số hai mươi tiểu kiếp. Phật sanh vào nhà Bà La Môn, Phật họ Ca Diếp, Phật ở dưới cây Ni Câu Luật đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên là Du Na, hai tên là Phạ La Đọa. Phật có thị giả tên Ca Thiên, Phật có con tên Đạo Sư. Phật có Cha tên Tịnh Đức, Mẹ tên Thiện Tài Thiên Tử Tri Sử, thành tên Tri Sử ( thành Ba La Nại ). 一切惡莫作; 當奉行其善; 自淨其志意; 是則諸佛敎 Nhất thiết ác mạc tác; Đương phụng hành kỳ thiện; Tự tịnh kỳ chí ý; Thị tắc chư Phật giáo Tạm dịch : Đừng làm các điều ác; Vâng làm các điều thiện; Giữ tâm ý trong sạch; Là lời chư Phật dạy. + Trong kiếp Hiền có Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật thọ số chỉ trong vòng một trăm năm. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Cù Đàm, Phật ở dưới cây A Thuyết Tha đặng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên là Xá Lợi Phất ( trí tuệ đệ nhất ), hai tên là Mục Kiền Liên ( thần thông đệ nhất ). Phật có thị giả tên Khánh Hỷ ( A Nan Đà ), Phật có con tên La Hầu La. Phật có Cha tên Du Đầu Đàn ( Tịnh Phạn Vương ), Mẹ tên Ma Ha Ma Da, thành tên Ca Tỳ La. 護口意清淨; 身行亦清淨; 淨此三行迹; 修行仙人道 Hộ khẩu ý thanh tịnh; Thân hành diệc thanh tịnh; Tịnh thử tam hành tích; Tu hành tiên nhân đạo Tạm dịch : Giữ miệng, ý thanh tịnh; Thân hành cũng trong sạch; Ba nghiệp đều thanh tịnh; Đạo Như Lai tu hành.

    @user-qv1yo3qe1q@user-qv1yo3qe1q9 күн бұрын
  • ❤ Nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật ❤

    @thanhhien9086@thanhhien90869 күн бұрын
  • Độ nhất thiết khổ ách : Chúng con thành tâm tri ân công đức của các nhà nghiên cứu, dịch giả, tu sĩ Lê Huy Tứ, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ, Thầy Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Tuệ Hạ Sỹ, Thầy Thượng Tọa Thượng Trung Hạ Hữu, Thầy Thượng Tọa Thượng Thông Hạ Phương, Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Sài Gòn - Thành Phố Hồ Chí Minh và Các Qúy Tôn Đức Khác : ( đoạn 3 ) : Phải chăng sự chấp ngã của con người chúng ta cũng giống như vậy ? Khi ta lấy thân này làm bản ngã của mình thì ta sẽ cùng sướng cùng khổ, cùng sinh cùng diệt với thân. Còn như các thiền sư đắc đạo, họ không lấy thân làm ngã cho nên họ là họ mà thân là thân. Những gì xảy ra với thân là chỉ xảy ra với thân thôi chứ không tác động hay chi phối đến chân tâm của các thiền sư được. Điều này lý giải tại sao các vị ấy bị chém đầu mà chỉ thấy như chém gió xuân, tức là chém vào không khí, vào hư vô. Ta chợt nhớ đến lời Phật dạy trong kinh Tạp A Hàm : “ Tỳ kheo, những pháp không thích ứng của các ông, thì hãy nên lìa bỏ hết. Nếu buông bỏ những pháp này rồi, các ông sẽ được an vui lâu dài. Tỳ kheo, những pháp nào không thích ứng của các ông, mà các ông phải nhanh chóng lìa bỏ ? Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không phải là pháp thích ứng của các ông, hãy lìa bỏ hết. Nếu dứt sạch pháp này rồi các ông sẽ được an vui lâu dài. Giống như cây cối trong rừng Kỳ Hoàn; có người đến chặt cành lá rồi đem đi, các ông cũng chẳng lấy làm lo buồn. Vì sao ? Vì những cây này chẳng phải ta, chẳng phải sở hữu của ta. Cũng vậy, này các Tỳ kheo, những gì không là thích ứng của các ông, hãy lìa bỏ tất cả. Nếu xa lìa hết rồi, các ông sẽ được an vui lâu dài. Những gì không phải thích ứng của các ông? Sắc không phải là thích ứng của các ông, phải lìa bỏ hết. Nếu xa lìa rồi thì sẽ được an vui lâu dài. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức không phải thích ứng của các ông, hãy nhanh chóng lìa bỏ. Nếu buông bỏ các pháp này rồi, sẽ được an vui lâu dài ”. Ví dụ mà Đức Phật nêu ra trong đoạn kinh trên là quá rõ ràng và quá hay về vô ngã. Cây cối trong rừng Kỳ Hoàn không có liên hệ gì đến ta cho nên những gì xảy ra với cây cối đó không hề ảnh hưởng gì đến ta. Dù người ta có chặt hay đốt cháy chúng thì ta cũng không bị đau hay bị nóng. Đức Phật dạy chúng ta phải coi thân ta cũng như vậy, “ chẳng phải ta, chẳng phải sở hữu của ta ” để được an ổn lâu dài. Chúng ta có thể làm được điều này không ? Ví dụ như khi ta bị đứt tay. Nếu bình thường ta sẽ cảm thấy rất đau. Nhưng nếu ta nghĩ rằng : “ đây là thân đau chứ không phải ta đau ” thì tự nhiên ta sẽ cảm thấy khác liền, không quá khổ sở vì sự đau đớn của vết thương đó. Lấy một chuyện nhỏ như thế thôi để thấy sự khác nhau giữa chấp ngã và không chấp ngã là như thế nào. Càng chấp ngã thì con người càng đau khổ ( Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột ). Ngược lại, càng đạt đến sự vô ngã thì con người càng giảm bớt đau khổ. Đến vô ngã hoàn toàn thì không còn đau khổ nữa : “ Vô ngã là Niết Bàn ”. Trong y học, không có một loại thuốc nào có thể trị được bá bịnh, nhưng nếu ta có thể làm cho máu huyết lưu thông, điều hòa thì cơ thể sẽ được khỏe mạnh, không sinh các bịnh tật. Trong lĩnh vực tâm cũng thế, không có một pháp môn nào trị được tất cả các loại khổ của chúng sinh, nhưng nếu ta có thể quán thấy được thân này là vô ngã, không phải ta cũng không phải của ta thì đau khổ sẽ không còn. Bởi vì đơn giản là không có ta thì lấy ai biết hay cảm nhận sự đau khổ. Trước đây tôi không hiểu tại sao chỉ chiếu kiến ngũ uẩn giai không là có thể độ được tất cả khổ ách. Thì ra là như vậy. Cho nên chúng ta phải thường xuyên quán chiếu thân này không phải là ta, hay của ta để ta bớt vì thân mà đau khổ trong hiện tại cũng như khi cơn vô thường đến ta có thể nhẹ nhàng ra đi mà không luyến tiếc sắc thân vậy.

    @user-qv1yo3qe1q@user-qv1yo3qe1q8 күн бұрын
  • Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT

    @khaitran3696@khaitran3696Күн бұрын
KZhead